Khi mua thịt cần để ý
chỗ liên kết giữa phần nạc và phần mỡ, nếu thấy tách rời rõ rệt, đồng thời có
dịch vàng rỉ ra thì chắc chắn đó là thịt nuôi bằng chất tạo nạc..
Thịt lợn nạc trên thị
trường hiện nay chủ yếu là do giống lợn siêu nạc và lợn lai. Người tiêu dùng
không nên nhầm lẫn và đánh đồng thịt lợn giống siêu nạc và thịt lợn siêu nạc do
hóa chất.
Các giống này được
nhập từ nước ngoài, đã được các cơ quan có chức năng về chăn nuôi nghiên cứu và
chấp nhận được chăn nuôi và tiêu thụ ở Việt Nam. Các loại thịt lợn này cũng có
tỷ lệ nạc cao, thậm chí mỡ dưới lớp bì không có. Để bảo vệ quyền lợi của người
tiêu dùng và những người chăn nuôi chân chính, tránh những hoang mang, lo lắng
không đáng có, các nhà quản lý cần kiểm soát gắt gao hơn nữa mặt hàng này từ
khâu sản xuất đến tiêu thụ.
Theo ông Nguyễn Xuân
Dương, Cục phó Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT), hiện chưa có que thử nhanh để xác
định thịt gia súc, gia cầm chứa tồn dư chất cấm. Do vậy, các bà nội trợ cần tìm
mua các loại thịt tại những cửa hàng, siêu thị lớn, có uy tín để hạn chế nguy
cơ mua phải thịt chứa chất cấm. Trường hợp mua ngoài chợ, có thể nhận biết thịt
chứa tồn dư chất cấm bằng cảm quan.
Không lựa chọn thịt
toàn nạc. Thịt gia súc, gia cầm được nuôi bình thường bao giờ cũng có tỷ lệ mỡ
nhất định. Nếu miếng thịt toàn nạc, nguy cơ chứa chất cấm là cao.
Không mua thịt có màu
sắc quá bắt mắt. Thịt gia súc, gia cầm được nuôi bình thường có màu sắc tự
nhiên. Những tảng thịt có màu đỏ bất thường, bắt mắt, nhiều khả năng có chứa
tồn dư chất cấm, hóa chất.
Không mua thịt có độ
cứng bất thường. Thịt bình thường có độ mềm vừa phải, đàn hồi khi bị ấn xuống.
Thịt chứa tồn dư chất cấm thường khô hơn, cứng hơn và ít đàn
hồi.
Cũng theo ông Dương,
hiện chưa có biện pháp "tẩy" chất cấm khỏi thịt gia súc, gia cầm. Vì
vậy, khi phát hiện đàn gia súc, gia cầm dương tính chất cấm, bên cạnh xử phạt
hành chính, cơ quan chức năng sẽ buộc các chủ trang trại tiếp tục nuôi nhốt vật
nuôi đến khi kết quả xét nghiệm mẫu nước tiểu vật nuôi âm tính với chất cấm thì
mới cho giết thịt. Trường hợp chủ trang trại tái phạm, sẽ cương quyết tiêu hủy
đàn vật nuôi. Biện pháp này nhằm ngăn chặn thịt chứa chất cấm ra thị trường.
Bên cạnh đó, đối với
thịt lợn đã bị ôi, một số người bán hàng thường tẩm ướp hàn the, muối diêm...
để đánh lừa cảm quan người tiêu dùng là thịt vẫn còn tươi. Do đó, khi mua thịt
người tiêu dùng cần lưu ý miếng thịt có tẩm hàn the rất tươi, cầm thấy cứng
nhưng khô, thớ thịt săn, không dính...
Khi cắt sâu vào bên
trong, thịt khá nhũn, chảy dịch, có mùi, có độ đàn hồi kém. Trong trường hợp
người bán còn pha phẩm màu với máu lợn để thoa vào miếng thịt cho thịt đẹp như
thịt tươi. Loại thịt này khi rửa sẽ chuyển màu nhợt và có mùi tanh rất khó
chịu. Thịt, mỡ có màu vàng cũng không nên mua".
Khi mua thịt cần để ý
chỗ liên kết giữa phần nạc và phần mỡ, nếu thấy tách rời rõ rệt, đồng thời có
dịch vàng rỉ ra thì chắc chắn đó là thịt nuôi bằng chất tạo nạc...
Đặc điểm nhận biết thịt lợn sạch và thịt lợn bị nuôi chất cấm:
Theo VTV, khi chọn
thịt cần tránh loại có lớp mỡ dưới da mỏng, lỏng lẻo, dày chưa đến 1cm (trong
khi lớp mỡ của lợn nuôi bình thường dày từ 1,5 – 2cm). Khi thái thịt, nếu miếng
thịt mềm, không đứng vững được thì có khả năng là loại bị sử dụng chất tạo nạc.
Khi mua thịt cần để ý
chỗ liên kết giữa phần nạc và phần mỡ, nếu thấy tách rời rõ rệt, đồng thời có
dịch vàng rỉ ra thì chắc chắn đó là thịt nuôi bằng chất tạo nạc. Thịt lợn nuôi
bằng chất tạo nạc thường có màu đỏ bất thường và sáng, bóng hơn bình thường,
tuy nhiên lại dễ bị biến thành màu đỏ sậm ngả sang đen, khi ăn thường có cảm
giác khô, không có vị béo của thịt.
Thông tin trên
Vnexpress, đối với lợn bị bơm nước tăng trọng, con bị bơm nước khi mổ có màu
thịt nhạt hơn, thớ cơ bở hơn, để 1-2 giờ thịt rỉ nước ra nhiều hơn bình thường,
khi nấu thịt cũng tiết ra nhiều nước hơn.
Thịt tươi ngon sẽ có
độ săn chắc nhất định, sờ vào thớ thịt cảm giác đàn hồi, màng ngoài khô và
dính. Thịt bị bơm nước tăng trọng thường có màu nhạt hơn, miếng thịt nhão, chế
biến không thơm ngon bằng thịt tươi. Khi mua thịt, bà nội trợ có thể phân biệt
bằng cách dùng ngón tay ấn lên miếng thịt, nếu thấy bề mặt tạo thành vết lõm và
nhanh chóng phục hồi khi nhấc tay ra là thịt tươi ngon, còn ngược lại là thịt
kém chất lượng.
"Vạch mặt" thịt heo bệnh:
Thịt heo gạo: Bằng mắt thường rất dễ dàng nhận thấy nếu heo bị gạo, trong
thớ thịt sẽ có kén giun màu trắng. Những đốm trắng này hình bầu dục, có khi lớn
bằng hạt đậu.
Heo bị thương hàn: Bề mặt da heo có những nốt bầm hoặc lấm tấm xuất huyết, thịt
nhão, tai heo bị tím.
Heo bị bệnh tả: Nốt xuất huyết nằm dưới da hoặc trên vành tai, lấm tấm như nốt
muỗi đốt.
Heo bị tụ huyết trùng: Thịt có những mảng bầm, tụ máu.
Heo bị viêm gan: Thịt có mầu vàng.
Heo bị bệnh đóng dấu: Bề mặt da có những nốt tròn đỏ, tía hoặc son, có khi màu tím
bầm, kích thước khác nhau, như hình đóng dấu.